Lớp 10C8 Niên Khóa 2011 - 2014
Chào Mừng Bạn Đến Diễn Đàn Của Lớp 10C8...
Lớp 10C8 Niên Khóa 2011 - 2014
Chào Mừng Bạn Đến Diễn Đàn Của Lớp 10C8...
Lớp 10C8 Niên Khóa 2011 - 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lớp 10C8 Niên Khóa 2011 - 2014

WELCOME TO FORUM CLASS 10C8. NGUYEN TRAI HIGH SCHOOL
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Nhạc Nền

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Statistics
Diễn Đàn hiện có 12 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: hxtttt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 236 in 84 subjects
Latest topics
» Phương pháp học tốt môn tiếng anh khối lớp 10
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 30, 2011 7:02 am by phuc_96_hp

» tho anh luyen
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 09, 2011 4:24 pm by hxtttt

»  Lời chúc ngày 8-3 xưa và nay
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 02, 2011 1:57 pm by Admin

» Đây là những trang web xem phim online nhanh nhất việt nam, có một số trang bạn có thể download phim rất đơn giản và dễ dàng với tốc độ đáng nể!
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 02, 2011 1:56 pm by Admin

» Tình yêu trên mạng
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 02, 2011 1:53 pm by Admin

» Bí kíp hô biến cho tóc ngắn mau dài
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 02, 2011 1:51 pm by Admin

» Bạn Đã Lớn Chưa?
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 02, 2011 1:49 pm by Admin

» Truyện Kiều ko xem thì biến
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 02, 2011 1:48 pm by Admin

» Chẳng Có Gì Để Nói...
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeSun Oct 02, 2011 1:47 pm by Admin

Top posters
Admin (95)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 
๑۩۞۩๑Vip_Boy๑۩۞۩๑ (79)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 
crazy_chicken_911 (31)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 
hanah_galaxy_276 (24)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 
kien_c8 (4)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 
phuc_96_hp (3)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 
trungdung2011 (1)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 
hxtttt (1)
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_lcapTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_voting_barTruyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_vote_rcap 

 

 Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam

Go down 
Tác giảThông điệp
๑۩۞۩๑Vip_Boy๑۩۞۩๑
MEMBER 3 SAO
MEMBER 3 SAO
๑۩۞۩๑Vip_Boy๑۩۞۩๑


Tổng số bài gửi : 79
Danh Tiếng : 28
Join date : 29/09/2011
Age : 27
Đến từ : Đại Bản - An Dương - Hải Phòng

Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam   Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam I_icon_minitimeFri Sep 30, 2011 11:20 am

Trưng Nữ Vương
Bà là vị nữ vương đầu tiên của không chỉ nước Việt ta mà còn là một trong ít vị nữ vương đầu tiên của thế giới. Sách Hậu Hán Thư của Trung Quốc công nhận: “Trưng Trắc là người rất hùng dũng”.

Dòng máu nữ vương “mẹ truyền con nối”

Vào những năm đầu công nguyên từ miền đất Mê Linh (vùng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phú) đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất là Trưng Trắc và Trưng Nhị (gia đình họ Trưng có nghề chăn tằm. Nghề chăn tằm gọi kén đầy là kén chắc, kén mỏng là kén nhị. Tên Trắc và Nhị từ đó mà ra). Và chính hai người con gái ấy đã tập trung được sức mạnh của tất cả mọi người lại cùng đứng lên chống lại nhà Hán sau này

Ít người biết rằng, ý chí dũng cảm, quật cường của chị em bà Trưng được khơi nguồn từ chính người mẹ. Khi Quan Lạc Tướng họ Hùng ở Mê Linh – cha của hai bà Trưng không may mất sớm, Trưng Trắc và Trưng Nhị được mẹ là bà Thiện (cháu ngoại Vua Hùng) nuôi nấng dạy dỗ. Bà Thiện (theo Việt Nam danh nhân tự điển của Nguyễn Huyền Anh) có tên Trần Thị Đoan, là người có tài và rất đảm lược (sử Trung Quốc chép là bà Man Thiện).

Nuôi chí lớn cứu vớt giống nòi ra khỏi lầm than nên sau khi chồng chết bà ở vậy cố gắng nuôi dạy hai con gái, đào luyện cho họ trở thành những người trọng đạo nghĩa, yêu nước, có sức mạnh và tài thao lược.

Cũng chính bà Thiện là người đã bí mật đứng ra tổ chức cuộc khởi nghĩa từ trong trứng nước, khi lực lượng lớn mạnh bà giao cho con rể và hai người con gái lãnh đạo. Sau này thấy nguy cơ quân Việt bị quân Mã Viện lấn át, đích thân bà Thiện về huyện An Hát (sau đổi là Phúc Lộc, nay là huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) chiêu mộ thêm quân sĩ. Khi bị thua bà cũng chọn dòng nước sông Hồng để tự trầm vào ngày 10-11-43, sử ghi mộ và đền thờ bà Thiện ở làng Nam An sau đổi là Nam Nguyên bên bờ Hồng Hà nơi hai bà Trưng tế cờ khởi nghĩa.

Tình nhà cùng nợ nước

Lúc đất Mê Linh sinh ra hai người con gái tài sắc vẹn toàn thì đất Chu Diên (dọc sông Đáy, sông Hồng, trên đất Hà Sơn Bình – Hà Nội, Hải Hưng ngày nay) cũng sinh ra Thi Sách – chàng trai dũng khí, yêu giống thương nòi. Vào một mùa xuân nọ, khi mùa săn ở Mê Linh bắt đầu, quan Lạc tướng Chu Diên đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng.

Sự giao kết giữa hai miền đất Mê Linh và Chu Diên đã làm cho Thái thú Tô Định chột dạ, lo lắng. Tô Định biết rõ rằng, cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách sẽ làm cho tình thế nổi loạn khắp nơi càng trở nên căng thẳng. Hắn được tin báo Lạc Tướng huyện Chu Diên đã ra lệnh cho dân chúng huyện này ngừng cống nộp ngọc trai và các sản vật quý. Tô Định bực tức đứng phắt dậy, quát: “Lính đâu, bắt tên lạc tướng huyện Chu Diên về đây cho ta”. Không lường hết được mưu độc của Tô Định nên Thi Sách đã bị sát hại. Lúc đó Trưng Trắc đang trở về huyện Mê Linh thăm nhà.

Nỗi oán hận lên đến cùng cực, bà quyết tâm báo thù cho chồng và thực hiện nguyện ước bấy lâu là dẹp bỏ ách thống trị của nhà Hán. Năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi binh, “trước khí thế ngập trời của đoàn quân khởi nghĩa, tòa đô úy trị của nhà Hán trên đất Mê Linh phút chốc đã tan tành. Thành Luy Lâu cũng không đương nổi cuộc công phá của một biển người ào xung sát, dũng mãnh theo hiệu trống đồng của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tô Định kinh hoàng cao chạy xa bay về Nam Hải chịu tội với vua Hán”.

Mùa xuân năm 42, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng là Trưng vương. Dân chúng khắp nơi được hưởng thanh bình. Tuy nhiên, nhà Hán một lần nữa sai Mã Viện đánh chiếm nước ta. Tình thế quá chênh lệch. Trưng Nữ Vương cùng quân dân đã chiến đấu oanh liệt nhưng không sao cản được thế giặc. Hai chị em bà đã tuẫn tiết trên dòng Hát Môn.

Những điều chưa rõ của lịch sử

Hàng năm, người dân ở làng Hát Môn (huyện Phúc Thọ – Hà Tây) vẫn tổ chức lễ hội long trọng vào ngày mất của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Phía sau đền ở Hát Môn hiện nay vẫn còn một gò hình nón cạnh hồ sen gọi là gò Ngọc Ấn, tương truyền là nơi chôn giấu Quốc Ấn của Trưng Nữ Vương mà dân làng tìm thấy sau khi hai bà đền nợ nước vào ngày 6-3 Âm lịch hàng năm.

Nhiều tài liệu lịch sử cho rằng ngày mất của Trưng Trắc là ngày 6-2-43 (Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, quyển 1, tr.40) căn cứ vào lễ hội Hai Bà Trưng ở làng Đồng Nhân. Tuy nhiên, căn cứ vào sử sách nước ta bấy lâu và nhất là lễ hội ở Hát Môn thì Trưng Vương mất vào tháng 3 chứ không phải là tháng 2.

Phan Hy Sơn, tác giả bài viết “Nhân ngày kỷ niệm Trưng Nữ Vương vài hàng tản mạn về dòng sông Hát” đăng tải trên nhiều web cho rằng sử sách ghi ngày tuẫn tiết của hai Bà Trưng theo ngày lễ hội ở làng Đồng Nhân là sai lầm. Lý do: Mãi đến thế kỷ 18, tức 1.700 năm sau khi hai bà Trưng mất, không có sách sử nào nhắc đến đền thờ hai Bà ở làng Đồng Nhân gần Hà Nội.

Sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên viết vào thế kỷ 12 và Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp viết vào thế kỷ 14 cũng chỉ nhắc đến đền thờ hai Bà ở An Hát (xã Hát Môn). Ngay cả cách đây 300 năm, khi ông Cao Huy Diệu (đậu tiến sĩ năm 1715) và những nhà khoa bảng khác viết lời bình và chú giải Việt điện u linh tập cũng chỉ nhắc đến đền thờ ở Hát Môn và ở Hạ Lôi huyện An Lãng do vua Lý Anh Tôn (1135 – 1175) sắc phong đền mà không nhắc đến đền thờ làng Đồng Nhân.

Dòng sông Hát hùng thiêng ngày nào nay đã gần như bị san lấp hoàn toàn, chỉ còn là lạch nước nhỏ. Lịch sử đã bị lớp thời gian che lấp, chỉ còn lại những dấu tích, những câu chuyện và những dòng sử oai hùng ngợi ca nữ tướng, nữ vương đầu tiên của đất Việt là sống mãi với ngàn năm.
Tác giả Phạm Minh Thảo

Lệ Hải Bà Vương
“Trong núi ở Cửu Chân có người con gái họ Triệu. Mỗi khi ra trận thường mặc áo ngắn, sắc vàng, đi guốc gỗ, ngồi đầu voi đánh nhau”, đó là những lời trong sách sử Trung Hoa nói về bà Triệu nữ vương.
Sự lên ngôi của một vị nữ tướng

Năm Hán Kiến Hưng thứ chín, Ngô Vương cho là miền Nam đã yên tĩnh, liền gọi thứ sử Lữ Đại về. Thái thú Hợp Phố là Tiết Tổng dâng sớ nói: “Nay Giao Châu tuy tạm yên nhưng còn giặc lâu năm ở huyện Cao Lương, bốn quận Nam Hải, Thượng Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai cũng chưa yên, thường họp nhau trộm cướp”. Những cuộc “trộm cướp” mà thái thú Hợp Phố bẩm báo cho Ngô Vương chính là tình hình nổi dậy ở Cửu Chân, trong đó lớn nhất là cuộc nổi dậy của anh em nhà họ Triệu – Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh.

Theo dã sử, Triệu Thị Trinh, hay Bà Triệu, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hóa).

Triệu Thị Trinh thể hiện thiên tướng con nhà võ, tinh thông cách bày binh bố trận và tài sử dụng cung kiếm, làm cho đấng mày râu cũng phải kính nể. Vào tuổi đôi mươi, Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ, tính cương cường, gan dạ và mưu trí.

Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Đông Ngô. Thể hiện tính quật cường của bậc nữ lưu, bà tỏ ra can đảm phi thường, cầm quân thật tài giỏi nên được tôn làm chủ tướng.

Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, “đầu chít khăn lam, mình mặc áo võ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường... ” ngồi trên mình voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận.

Trong trận đánh ấy, Triệu Quốc Đạt đã hy sinh. Sau những ngày đau thương, các tướng hiệu họp nhau lại suy tôn Triệu Thị Trinh làm chủ soái.

Triệu nữ vương đã thống lĩnh ba quân, tiếp tục vùng lên tiêu diệt quân Đông Ngô. Đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương (tức là bà Vương vùng biển mỹ lệ). Thứ sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: “Toàn thể Châu Giao chấn động”.

Thua trận vì “ái khiết úy ố”

Sau khi nghe tin Giao Châu rối loạn. Ngô Vương cử hành dương đốc quân đô úy Lục Dận sang làm thứ sử kiêm hiệu úy ở Giao Châu. Trước khi lên đường sang Giao Châu, Lục Dận vào tiếp kiến Ngô Vương. Ngô Vương phán:

– Giao Châu lúc này đang có biến. Ta biết ngươi là một người trí dũng, ôn hòa… Nay ta cử ngươi sang đó, ngươi phải tính sao để yên trị lâu dài, không chỉ trấn áp mà phải phủ dụ, vỗ về.

– Thần xin tuân chỉ. Lục Dận vái lạy rồi lên đường.

Nghe đồn rằng “quân phiến loạn” đã vượt qua sông Mã, xây dựng căn cứ vững chắc ở Bồ Điền. Lục Dận suy tính: “Lúc này mà dồn sức đàn áp quân phiến loạn là sai sách. Ta phải tìm cách khác. Phải rồi – mắt Lục Dận sáng lên…

Việc dụng binh muốn thành âu là phải dùng mẹo. Mẹo này chẳng hay gì – nhưng cũng là vạn bất đắc dĩ”. Rồi Lục Dận đã dùng tiền để mua chuộc những hào trưởng ở các địa phương, hòng làm chia rẽ sự đoàn kết trong quân khởi nghĩa. Hàng trăm người đã quy thuận thứ sử Giao Châu. Lục Dận thấy tình thế đã dần thay đổi, liền sai người lựa lời hạ chiến thư, định ngày mai cùng Triệu Vương giao chiến, quyết phân thắng bại, rồi giao mật kế cho các tướng.

Triệu Vương ra lệnh xuất chiến. Lãnh Long và Tôn Thận can ngăn:

– Chủ tướng nên ở lại trong soái phủ, chẳng nên khinh nhường. Sợ lần này, tướng Ngô có mưu mẹo quỷ quyệt gì đây.

Quả thực vậy, khi Triệu Vương dẫn quân đốc chiến. Bỗng nhiên hơn một trăm tên lính Ngô lõa lồ, luôn mồm nói những lời tục tĩu ào ào như gió chạy đến. Gặp chuyện bất ngờ, bỉ ổi, là thân phụ nữ, bà đâu tránh khỏi những phút yếu lòng, nên nhắm mắt lại giục ngựa tháo chạy.

Theo quân lệnh thì khi vào trận, chủ tướng tiến thoái cứ nhìn theo bà. Thấy bà giục ngựa bỏ chạy, các tướng cũng ra lệnh lui quân. Thế trận nhốn nháo. Ba quân không đánh mà tự tan rã. Bà Triệu ở trong vòng vây trùng điệp và đã hy sinh. Khi ấy Triệu Vương mới vừa 23 tuổi.

Ai đâu ngờ rằng, người đã có câu nói đanh thép rằng: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”, người từng làm quân Ngô phải khiếp vía, lại vì mẹo vặt của kẻ thù mà đành thua trận. Âu cũng vì sự “ái khiết úy ô” (yêu cái trong sạch, ghét cái dơ bẩn) của bà.

Lịch sử ngàn năm còn ghi. Về sau, vua Lý Nam Đế khen ngợi bà là người trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: “Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”. Trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” có bài thơ ca ngợi công lao của Triệu Nữ Vương:

“Cao một trượng, cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng
Họp chứng rừng xanh, oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng
Mác dài trỏ vãy, tan tành giặc
Ngôi cả lăm le, học họ Trưng.
Ví có anh duyên định mấy
Thời chi Đông Hán dám lung lăng”.

Ở Thanh Hóa vẫn còn lăng Bà Triệu với hội thờ vào ngày 21-2, tương truyền là ngày mất của người nữ anh hùng.



Lệ Hải Bà Vương
“Trong núi ở Cửu Chân có người con gái họ Triệu. Mỗi khi ra trận thường mặc áo ngắn, sắc vàng, đi guốc gỗ, ngồi đầu voi đánh nhau”, đó là những lời trong sách sử Trung Hoa nói về bà Triệu nữ vương.
Sự lên ngôi của một vị nữ tướng

Năm Hán Kiến Hưng thứ chín, Ngô Vương cho là miền Nam đã yên tĩnh, liền gọi thứ sử Lữ Đại về. Thái thú Hợp Phố là Tiết Tổng dâng sớ nói: “Nay Giao Châu tuy tạm yên nhưng còn giặc lâu năm ở huyện Cao Lương, bốn quận Nam Hải, Thượng Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai cũng chưa yên, thường họp nhau trộm cướp”. Những cuộc “trộm cướp” mà thái thú Hợp Phố bẩm báo cho Ngô Vương chính là tình hình nổi dậy ở Cửu Chân, trong đó lớn nhất là cuộc nổi dậy của anh em nhà họ Triệu – Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh.

Theo dã sử, Triệu Thị Trinh, hay Bà Triệu, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hóa).

Triệu Thị Trinh thể hiện thiên tướng con nhà võ, tinh thông cách bày binh bố trận và tài sử dụng cung kiếm, làm cho đấng mày râu cũng phải kính nể. Vào tuổi đôi mươi, Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ, tính cương cường, gan dạ và mưu trí.

Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Đông Ngô. Thể hiện tính quật cường của bậc nữ lưu, bà tỏ ra can đảm phi thường, cầm quân thật tài giỏi nên được tôn làm chủ tướng.

Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, “đầu chít khăn lam, mình mặc áo võ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường... ” ngồi trên mình voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận.

Trong trận đánh ấy, Triệu Quốc Đạt đã hy sinh. Sau những ngày đau thương, các tướng hiệu họp nhau lại suy tôn Triệu Thị Trinh làm chủ soái.

Triệu nữ vương đã thống lĩnh ba quân, tiếp tục vùng lên tiêu diệt quân Đông Ngô. Đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương (tức là bà Vương vùng biển mỹ lệ). Thứ sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: “Toàn thể Châu Giao chấn động”.

Thua trận vì “ái khiết úy ố”

Sau khi nghe tin Giao Châu rối loạn. Ngô Vương cử hành dương đốc quân đô úy Lục Dận sang làm thứ sử kiêm hiệu úy ở Giao Châu. Trước khi lên đường sang Giao Châu, Lục Dận vào tiếp kiến Ngô Vương. Ngô Vương phán:

– Giao Châu lúc này đang có biến. Ta biết ngươi là một người trí dũng, ôn hòa… Nay ta cử ngươi sang đó, ngươi phải tính sao để yên trị lâu dài, không chỉ trấn áp mà phải phủ dụ, vỗ về.

– Thần xin tuân chỉ. Lục Dận vái lạy rồi lên đường.

Nghe đồn rằng “quân phiến loạn” đã vượt qua sông Mã, xây dựng căn cứ vững chắc ở Bồ Điền. Lục Dận suy tính: “Lúc này mà dồn sức đàn áp quân phiến loạn là sai sách. Ta phải tìm cách khác. Phải rồi – mắt Lục Dận sáng lên…

Việc dụng binh muốn thành âu là phải dùng mẹo. Mẹo này chẳng hay gì – nhưng cũng là vạn bất đắc dĩ”. Rồi Lục Dận đã dùng tiền để mua chuộc những hào trưởng ở các địa phương, hòng làm chia rẽ sự đoàn kết trong quân khởi nghĩa. Hàng trăm người đã quy thuận thứ sử Giao Châu. Lục Dận thấy tình thế đã dần thay đổi, liền sai người lựa lời hạ chiến thư, định ngày mai cùng Triệu Vương giao chiến, quyết phân thắng bại, rồi giao mật kế cho các tướng.

Triệu Vương ra lệnh xuất chiến. Lãnh Long và Tôn Thận can ngăn:

– Chủ tướng nên ở lại trong soái phủ, chẳng nên khinh nhường. Sợ lần này, tướng Ngô có mưu mẹo quỷ quyệt gì đây.

Quả thực vậy, khi Triệu Vương dẫn quân đốc chiến. Bỗng nhiên hơn một trăm tên lính Ngô lõa lồ, luôn mồm nói những lời tục tĩu ào ào như gió chạy đến. Gặp chuyện bất ngờ, bỉ ổi, là thân phụ nữ, bà đâu tránh khỏi những phút yếu lòng, nên nhắm mắt lại giục ngựa tháo chạy.

Theo quân lệnh thì khi vào trận, chủ tướng tiến thoái cứ nhìn theo bà. Thấy bà giục ngựa bỏ chạy, các tướng cũng ra lệnh lui quân. Thế trận nhốn nháo. Ba quân không đánh mà tự tan rã. Bà Triệu ở trong vòng vây trùng điệp và đã hy sinh. Khi ấy Triệu Vương mới vừa 23 tuổi.

Ai đâu ngờ rằng, người đã có câu nói đanh thép rằng: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”, người từng làm quân Ngô phải khiếp vía, lại vì mẹo vặt của kẻ thù mà đành thua trận. Âu cũng vì sự “ái khiết úy ô” (yêu cái trong sạch, ghét cái dơ bẩn) của bà.

Lịch sử ngàn năm còn ghi. Về sau, vua Lý Nam Đế khen ngợi bà là người trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: “Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”. Trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” có bài thơ ca ngợi công lao của Triệu Nữ Vương:

“Cao một trượng, cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng
Họp chứng rừng xanh, oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng
Mác dài trỏ vãy, tan tành giặc
Ngôi cả lăm le, học họ Trưng.
Ví có anh duyên định mấy
Thời chi Đông Hán dám lung lăng”.

Ở Thanh Hóa vẫn còn lăng Bà Triệu với hội thờ vào ngày 21-2, tương truyền là ngày mất của người nữ anh hùng.

Lệ Hải Bà Vương
“Trong núi ở Cửu Chân có người con gái họ Triệu. Mỗi khi ra trận thường mặc áo ngắn, sắc vàng, đi guốc gỗ, ngồi đầu voi đánh nhau”, đó là những lời trong sách sử Trung Hoa nói về bà Triệu nữ vương.
Sự lên ngôi của một vị nữ tướng

Năm Hán Kiến Hưng thứ chín, Ngô Vương cho là miền Nam đã yên tĩnh, liền gọi thứ sử Lữ Đại về. Thái thú Hợp Phố là Tiết Tổng dâng sớ nói: “Nay Giao Châu tuy tạm yên nhưng còn giặc lâu năm ở huyện Cao Lương, bốn quận Nam Hải, Thượng Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai cũng chưa yên, thường họp nhau trộm cướp”. Những cuộc “trộm cướp” mà thái thú Hợp Phố bẩm báo cho Ngô Vương chính là tình hình nổi dậy ở Cửu Chân, trong đó lớn nhất là cuộc nổi dậy của anh em nhà họ Triệu – Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh.

Theo dã sử, Triệu Thị Trinh, hay Bà Triệu, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hóa).

Triệu Thị Trinh thể hiện thiên tướng con nhà võ, tinh thông cách bày binh bố trận và tài sử dụng cung kiếm, làm cho đấng mày râu cũng phải kính nể. Vào tuổi đôi mươi, Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ, tính cương cường, gan dạ và mưu trí.

Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Đông Ngô. Thể hiện tính quật cường của bậc nữ lưu, bà tỏ ra can đảm phi thường, cầm quân thật tài giỏi nên được tôn làm chủ tướng.

Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, “đầu chít khăn lam, mình mặc áo võ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường... ” ngồi trên mình voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận.

Trong trận đánh ấy, Triệu Quốc Đạt đã hy sinh. Sau những ngày đau thương, các tướng hiệu họp nhau lại suy tôn Triệu Thị Trinh làm chủ soái.

Triệu nữ vương đã thống lĩnh ba quân, tiếp tục vùng lên tiêu diệt quân Đông Ngô. Đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương (tức là bà Vương vùng biển mỹ lệ). Thứ sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: “Toàn thể Châu Giao chấn động”.

Thua trận vì “ái khiết úy ố”

Sau khi nghe tin Giao Châu rối loạn. Ngô Vương cử hành dương đốc quân đô úy Lục Dận sang làm thứ sử kiêm hiệu úy ở Giao Châu. Trước khi lên đường sang Giao Châu, Lục Dận vào tiếp kiến Ngô Vương. Ngô Vương phán:

– Giao Châu lúc này đang có biến. Ta biết ngươi là một người trí dũng, ôn hòa… Nay ta cử ngươi sang đó, ngươi phải tính sao để yên trị lâu dài, không chỉ trấn áp mà phải phủ dụ, vỗ về.

– Thần xin tuân chỉ. Lục Dận vái lạy rồi lên đường.

Nghe đồn rằng “quân phiến loạn” đã vượt qua sông Mã, xây dựng căn cứ vững chắc ở Bồ Điền. Lục Dận suy tính: “Lúc này mà dồn sức đàn áp quân phiến loạn là sai sách. Ta phải tìm cách khác. Phải rồi – mắt Lục Dận sáng lên…

Việc dụng binh muốn thành âu là phải dùng mẹo. Mẹo này chẳng hay gì – nhưng cũng là vạn bất đắc dĩ”. Rồi Lục Dận đã dùng tiền để mua chuộc những hào trưởng ở các địa phương, hòng làm chia rẽ sự đoàn kết trong quân khởi nghĩa. Hàng trăm người đã quy thuận thứ sử Giao Châu. Lục Dận thấy tình thế đã dần thay đổi, liền sai người lựa lời hạ chiến thư, định ngày mai cùng Triệu Vương giao chiến, quyết phân thắng bại, rồi giao mật kế cho các tướng.

Triệu Vương ra lệnh xuất chiến. Lãnh Long và Tôn Thận can ngăn:

– Chủ tướng nên ở lại trong soái phủ, chẳng nên khinh nhường. Sợ lần này, tướng Ngô có mưu mẹo quỷ quyệt gì đây.

Quả thực vậy, khi Triệu Vương dẫn quân đốc chiến. Bỗng nhiên hơn một trăm tên lính Ngô lõa lồ, luôn mồm nói những lời tục tĩu ào ào như gió chạy đến. Gặp chuyện bất ngờ, bỉ ổi, là thân phụ nữ, bà đâu tránh khỏi những phút yếu lòng, nên nhắm mắt lại giục ngựa tháo chạy.

Theo quân lệnh thì khi vào trận, chủ tướng tiến thoái cứ nhìn theo bà. Thấy bà giục ngựa bỏ chạy, các tướng cũng ra lệnh lui quân. Thế trận nhốn nháo. Ba quân không đánh mà tự tan rã. Bà Triệu ở trong vòng vây trùng điệp và đã hy sinh. Khi ấy Triệu Vương mới vừa 23 tuổi.

Ai đâu ngờ rằng, người đã có câu nói đanh thép rằng: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”, người từng làm quân Ngô phải khiếp vía, lại vì mẹo vặt của kẻ thù mà đành thua trận. Âu cũng vì sự “ái khiết úy ô” (yêu cái trong sạch, ghét cái dơ bẩn) của bà.

Lịch sử ngàn năm còn ghi. Về sau, vua Lý Nam Đế khen ngợi bà là người trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: “Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”. Trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” có bài thơ ca ngợi công lao của Triệu Nữ Vương:

“Cao một trượng, cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng
Họp chứng rừng xanh, oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng
Mác dài trỏ vãy, tan tành giặc
Ngôi cả lăm le, học họ Trưng.
Ví có anh duyên định mấy
Thời chi Đông Hán dám lung lăng”.

Ở Thanh Hóa vẫn còn lăng Bà Triệu với hội thờ vào ngày 21-2, tương truyền là ngày mất của người nữ anh hùng.


Lý Chiêu Hoàng nước mắt nữ vương

Cố nuốt nước mắt, Chiêu Thánh quỳ xuống: “Thần thiếp đã phạm vào tội thất xuất, không sinh được hoàng tử để nối dõi vương triều sau này. Bệ hạ đã thương xót tới thiếp, thiếp không bao giờ quên ơn”. Đường đường là một nữ hoàng của triều Lý nhưng Lý Chiêu Hoàng đã phải thốt lên những lời quặn lòng ấy với Trần Cảnh, khi Trần Cảnh tìm một vương phi khác, sinh con để nối dõi vương triều. Mà lỗi đâu phải tại ở bà.

Đôi mái đầu xanh

Năm Kiến Gia thứ 14, bệnh vua Lý Huệ Tông ngày càng trầm trọng. Nhà vua xuống chiếu nhường ngôi. Công chúa Chiêu Thánh, con thứ của Hoàng hậu Trần Thị đăng quang, lấy tôn hiệu là Chiêu Hoàng.



Bấy giờ, vua Chiêu Hoàng còn nhỏ tuổi nên mọi việc quân sự trong ngoài thành thị, quản lĩnh các quân điện tiền vệ cấm đình đều ở trong tay thái sư Trần Thủ Độ. Họ nhà Trần lúc ấy cũng có rất nhiều người làm quan trong triều. Trần Cảnh, được Trần Thủ Độ đưa vào làm chức chính thủ.

Chính thủ Trần Cảnh (lúc này mới 8 tuổi) được cho theo hầu vua Chiêu Hoàng. Trần Cảnh giữ việc bưng nước rửa nên được vào hầu bên trong. Lý Chiêu Hoàng thấy Trần Cảnh cũng trạc tuổi mừng lắm, vì có bạn cùng đùa chơi với mình. Cố lấy giọng nghiêm trang Chiêu Hoàng hỏi:

– Ngươi tên gì?

– Tâu bệ hạ, thần là chính thủ Trần Cảnh.

Chiêu Hoàng nhìn Trần Cảnh, gật đầu cười:

– Ừ, thế được đấy. Từ nay ngươi bưng nước rửa vào đây cho ta nhé.

Và cứ thế, theo thường lệ, Trần Cảnh lại mang nước vào hầu. Xong việc khoanh tay đứng chực hầu bên ngoài. Sau khi học xong, Chiêu Hoàng chạy vội ra chỗ Trần Cảnh để vui đùa.

– Trần Cảnh, ta cùng ngươi chơi trò gì đi. Chiêu Hoàng nói.

Trần Cảnh chỉ biết lúng túng. Còn Chiêu Hoàng thì nghịch ngợm hay giật tóc Trần Cảnh. Có lần rửa mặt xong, vua té nước vào mặt Trần Cảnh. Trần Cảnh không dám phản ứng gì, Chiêu Hoàng thích chí liền lấy khăn trầu ném cho. Hai mái đầu xanh nào có biết gì.

Mối lương duyên sắp đặt

Trần Cảnh thấy vua Chiêu Hoàng đùa nghịch với mình, không hiểu cơ sự gì và phải làm thế nào cho phải nên có bao nhiêu chuyện xảy ra đều về nói cho Trần Thủ Độ để mong ông chỉ cho cách ứng đối. Nghe xong mọi chuyện, Trần Thủ Độ mách nước cho Trần Cảnh.

Một buổi khác, Chiêu Hoàng lại ném khăn trầu vào người Trần Cảnh. Nhớ lại lời Trần Thủ Độ, Trần Cảnh lạy tạ vua rồi nói:

– Bệ hạ có tha tội cho thần không, thần xin vâng mệnh.

Chiêu Hoàng nói:

– Tha tội cho ngươi. Giờ ngươi đã biết nói khôn rồi đó.

Về dinh Trần Cảnh lại đem chuyện đó kể cho Trần Thủ Đội nghe, Trần Thủ Độ thốt lên:

– Nếu thực vậy thì họ Trần ta thành hoàng tộc hay là bị diệt đây?

Suy tính kỹ, Trần Thủ Độ quyết định ra tay. Ông đưa hết cả gia thuộc và thân thích vào cung cấm, đóng cửa thành và cửa cung, cho người canh giữ, không cho các quan vào chầu rồi loan báo:

– Bệ hạ đã có chồng rồi!

Các quan nghe tin đều đã ngạc nhiên nhưng do thanh thế Trần Thủ Độ họ đều vâng phục và xin chọn ngày vào chầu. Trần Thủ Độ liền xuống chiếu nhân danh Lý Chiêu Hoàng:

“Nhà Lý ta bao đời trị vì thiên hạ, trải tới hơn 200 năm, vì thượng hoàng có bệnh, không người nối dõi nên trẫm phải gượng lên ngôi. Khốn nỗi thế nước lâm nguy, giặc cướp nổi lên như ong. Trẫm thức khuya dậy sớm, sợ không cáng đáng nổi, vẫn nghĩ phải tìm người hiền lương quân tử để cùng giúp chính sự. Trẫm suy đi tính lại, chỉ thấy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, uy nghi đường hoàng, dù Hán Cao Tổ, Đường Thế Tông cũng không hơn được. Vậy trẫm nhường ngôi cho Trần Cảnh, để thỏa lòng trời, xứng với lòng trẫm cùng giúp vận nước để hưởng phúc thái bình”.

Sau khi chiếu ban ra, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên ngai. Các quan mặc triều phục vào chầu. Chiêu Hoàng trút bỏ hoàng bào, mời Trần Cảnh lên ngôi. Đó là năm 1225.

Nước mắt vị nữ vương bị phế truất

Trần Cảnh lên ngôi và vua Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu Chiêu Thánh. Chiêu Thánh sống với vua Trần Cảnh mãi mà chẳng có con. Điều ấy làm cho thái sư Trần Thủ Độ ăn ngủ không yên. Ông liền tìm kế.

Nghe tin Thuận Thiên, vợ Trần Liễu (anh Trần Cảnh) có mang, Trần Thủ Độ và Trần Thị đã bàn kín với Trần Thái Tông để mạo nhận. Nghe lời ấy, Trần Thái Tông dù hiểu tình thế của mình nhưng không sao tránh khỏi buồn bã. Nhà vua vừa thấy có lỗi với anh và nhất là có lỗi lớn với Chiêu Thánh. Ông bỏ triều chính lên chỗ quốc sư Phù Vân ở đó nhưng Trần Thủ Độ lại tìm cách vời nhà vua về.

Còn Chiêu Thánh nghe được tình hình lòng cũng vô cùng buồn bã. Một hôm sau khi đã đắn đo suy nghĩ, Trần Thái Tông cho vời Chiêu Thánh vào. Biết trước chuyện gì đã xảy ra, lòng Chiêu Thánh đau như dao cắt. Xót cho phận mình, nàng đã khóc mấy đêm liền. Những giọt nước mắt lã chã tuôn rơi. Nghĩ mọi bề, nàng gạt nước mắt, vào chầu thiên tử. Khi Chiêu Thánh đến, Trần Thái Tông đến bên ân cần nói:

– Ta muốn nàng hiểu cho bụng ta. Ta chẳng muốn phụ nàng cũng chẳng muốn anh ta đau khổ. Thú thực với nàng, lòng ta cũng rối rắm lắm.

Nhà vua thương xót nhìn nàng rồi tiếp:

– Hãy hiểu cho ta. Ngày mai nàng hãy ra ngoài nội cung. Ta đã ra lệnh ban cho nàng một phủ riêng. Mọi việc sau này nếu cần gì nàng cứ tâu bày, ta sẽ mọi bề chu tất.

Năm Nguyên Phong thứ bảy (1257), vua Thái Tông thân hành đốc chiến trong trận giao tranh với giặc Nguyên. Tướng Lê Phụ Trần hết lòng bảo vệ cho thiên tử. Trở về triều, nhà vua phong cho Lê Phụ Trần làm ngự sử đại phu. Lại nghĩ, Lê Phụ Trần là người có lòng trung nên quyết định gả Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần. Chiêu Thánh sống với Phụ Trần hơn 20 năm, sinh được con trai là Thượng Vị Hầu Lê Tông, con gái là Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà sống đến năm 61 tuổi thì mất.
Về Đầu Trang Go down
 
Truyện các bà hoàng trong lịch sử việt nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Truyện cười ngắn Việt Nam vô đối
» Việt Nam No.1
» Yêu Cầu Khi Viết Bài...
» Các Cấp Bậc Trong FORUM...
» Truyện vui...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 10C8 Niên Khóa 2011 - 2014 :: Học Tập :: Môn Sinh, Sử, Địa-
Chuyển đến